Có thể không triệu chứng
Mới đây,ắnkhuẩngiangmaicóthểxâmnhậpquađườngmiệxvideo Bệnh viện Da liễu TP.HCM đã xét nghiệm và phát hiện 2 bệnh nhân mắc giang mai ác tính hiếm gặp, trên nền bệnh nhân HIV, quan hệ đồng giới.
Bệnh giang mai không còn xa lạ với các bác sĩ chuyên khoa và cộng đồng. Việc chẩn đoán dựa vào thăm khám bệnh nhân phối hợp cùng xét nghiệm cận lâm sàng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể diễn tiến toàn thân.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán điều trị bệnh giang mai, bệnh này lây truyền từ người sang người qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Bệnh có thể gây tổn thương ở da, niêm mạc. Nếu không được điều trị có thể gây tổn thương các tổ chức và cơ quan khác của cơ thể như cơ, xương, khớp, tim mạch và thần kinh.
Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể người lành qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng.
Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm xoắn khuẩn hoặc lây qua các vết xước trên da, niêm mạc. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua đường máu hoặc từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ mang thai.
Vẫn gây bệnh sau hàng chục năm xâm nhập
Bệnh giang mai nếu không được chẩn đoán và điều trị có thể tồn tại rất nhiều năm và được chia làm 2 giai đoạn: giang mai sớm và giang mai muộn.
Đáng lưu ý, giang mai muộn, gồm: giang mai kín muộn (không có biểu hiện lâm sàng) và thời gian mắc trên 2 năm); giang mai thời kỳ 3 (có tổn thương ăn sâu vào tổ chức da, niêm mạc, tim mạch, thần kinh).
Với giang mai kín muộn thời kỳ 3, bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, thậm chí có thể xảy ra sau 30 năm kể từ thời điểm nhiễm khuẩn ban đầu. Ca bệnh này có biểu hiện lâm sàng đặc trưng biểu hiện thần kinh (giang mai thần kinh), biểu hiện tim mạch (giang mai tim mạch)...
Giang mai thần kinh có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Các triệu chứng thần kinh sớm bao gồm: thay đổi trạng thái tâm thần cấp tính, viêm màng não, đột quỵ, rối loạn chức năng dây thần kinh sọ, bất thường về thính giác, mắt và thị giác.
Giang mai thần kinh muộn có thể xảy ra 10 - 30 năm hoặc lâu hơn kể từ thời điểm mắc bệnh và đặc trưng bởi tổn thương các rễ thần kinh sau của cột sống và liệt nhẹ toàn thể.
Với giang mai tim mạch, bệnh thường biểu hiện viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hẹp động mạch vành, một số trường hợp có thể có viêm cơ tim.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), xoắn khuẩn giang mai chỉ gây bệnh ở người. Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị bệnh nếu quan hệ tình dục không được bảo vệ. Người bị giang mai, điều trị khỏi rồi vẫn bị lại nếu quan hệ tình dục không an toàn.
Để phòng lây nhiễm, cần thực hiện tình dục an toàn, tình dục có bảo vệ (sử dụng bao cao su), chung thủy một vợ, một chồng. Trường hợp phát hiện bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không tự mua thuốc điều trị. Với bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ.
Giang mai được chẩn đoán qua khám lâm sàng và xét nghiệm bệnh phẩm, mẫu máu ca bệnh.